Giáo án
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ.
Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ - “ Bé nhìn biển”
Đối tượng: 4 Tuổi 5
Số lượng: Cả lớp
Thời gian: 25-30 phút
Ngày dạy: 26/4/2023Người dạy: Đinh Thị Hiền+ Vũ Thị Ánh Tuyết
I/ Mục đích- yêu cầu.
1, Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ “ Bé nhìn biển ” ,tên tác giả “ Trần mạnh hảo ”
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ ,hiểu được từ ngữ trong thơ
- Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài thơ, đọc thuộc thơ.
2, Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho trẻ.
- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô,
- Trẻ biết đọc thơ theo yêu cầu của cô
- Mở rộng vốn từ cho trẻ.
3, Thái độ
-Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết yêu biển, biết giữ gìn vệ sinh môi trường, cẩn thận khi tắm biển.
- Đoàn kết, tích cực tham gia các hoạt động nhóm.
II/Chuẩn bị
- Sân khấu cho trẻ lên biểu diễn
- Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trình chiếu trên PowrPoint minh họa bài thơ. Nhạc bài hát: Bé yêu biển lắm
- Ghế ngồi . trang phục sạch sẽ gọn gàng
3 Địa điểm : Trong lớp
III/ Cách tiến hành
Thời gian | Nội dung và tiến trình hoạt động | Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng | ||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ
| |||
2-3 phút
17-20 phút
1-2 phút.
| 1/Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
2,Phương pháp và hình thức tổ chức 2.1 Cô đọc thơ. Bài thơ :“Bé nhìn biển “ của tác giả“ Trần mạnh hảo”
2.2/Đàm thoại – , giảng nội dung bài thơ:
2.2/ Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.
3, Kết thúc.
| 1/Ổn định tổ chức, gây hứng thú. - Chào mừng các bé đến với câu lạc bộ “ Bé yêu thơ” ngày hôm nay. - Cô giới thiệu khách . Hôm nay cô Tuyết có 1 món quà dành tặng các con đấy.chúng mình cùng mở món quà ra xem đó là gì nhé - Cô và trẻ đàm thoại về nội dung video( video về cảnh biển) - Các con vừa xem những hình ảnh gì nhỉ? - Đó là những hình ảnh, những hoạt động vui nhộn trên bãi biển vào mùa hè đấy. Và với những hình ảnh gợi cho cô nhớ tới bài thơ “Bé nhìn biển “ của tác giả “ Trần mạnh hảo” - Chúng mình cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé! 2, Phương pháp và hình thức tổ chức 2.1 Cô đọc thơ. Bài thơ “Bé nhìn biển “ của tác giả “ Trần mạnh hảo” + Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ “Bé nhìn biển” kết hợp trên nền nhạc nhẹ nhàng sâu lắng. - Bài thơ “Bé nhìn biển” do ai sáng tác? - Khi nghe bài thơ này con cảm nhận điều gì? (giọng đọc nhẹ nhàng, cách đọc chậm vừa phải, cảm xúc vui tươi) + Cô đọc lần 2: kết hợp hình ảnh minh hoạ - Bài thơ còn có những hình ảnh rất đẹp về biển đấy. Các con hãy trở về chỗ của mình để lắng nghe cô đọc thơ với hình ảnh trên màn hình nhé - Cô vừa đọc bài thơ gì?do ai sáng tác? + Cô đọc lần 3: Trích dẫn xem tranh 4 câu đầu: “Nghỉ hè....mà to bằng trời”: Nghỉ hè bé được bố dắt ra biển chơi, bé tưởng biển nhỏ, nhưng khi đến biển thật bất ngờ, biển rất là to. 4 câu tiếp theo: “Như con sông lớn...chơi trò kéo co”: Sóng xô vào bờ thì bờ hẹp lại, sóng ra khơi xa thì bờ lại rộng ra, cứ liên tục như vậy, sóng và bờ như đang chơi trò kéo co. 4 câu tiếp theo: “Phì phò như bể...Định khiêng sóng lừng”: Hình ảnh chú còng hiện ra rất đẹp. -Giải thích từ: Còng: Giống cua nhỏ, sống ở ven biển đấy các con ạ. Sóng lừng: Là sóng lớn ở ngoài khơi xa 4 câu cuối: “Nghìn con....vẫn là trẻ con.”: Nghìn con sóng khỏe cứ lon ton chạy vào bờ giống trẻ con chạy lon ton đùa giỡn vậy.. 2.2/Đàm thoại , giảng nội dung bài thơ: - Mở đầu bài thơ khi ra biển bạn nhỏ đã ngạc nhiên điều gì? - Câu thơ cho thấy bạn nhỏ được đi biển và liên tưởng đến biển nhỏ mà lại to như trời. - Trong trí tưởng tượng của bé, biển chỉ nhỏ bé thôi, nhưng khi được nhìn thấy biển, lúc này, bé mới thấy biển thực sự bao la và rộng lớn. - Những câu thơ nào nói lên biển giống trẻ con? - Bạn nhỏ đã rất vui khi được đi biển và được ngắm nhìn biển nên khi đọc đoạn thơ này các con nên đọc như thế nào? (đọc nhẹ nhàng, tình cảm vui tươi, không đọc nhanh quá) - Các con có yêu biển không?Yêu biển thì chúng ta phải làm gì? Giáo dục: Biển rất đẹp nhưng cũng có nhiều nguy hiểm, vì vậy khi được đi tắm biển, các con nhớ phải mặc áo phao, không đùa nghịch, không tự ý tắm biển và nhớ không được vứt rác bừa bãi để giữ cho môi trường biển luôn sạch đẹp, các con nhớ chưa nào! 2.2/ Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. - Cô tổ chức cả lớp đọc thơ diễn cảm lần 1+ nền nhạc nhẹ (sửa sai cho trẻ nếu có) - Mời một nhóm lên đọc thơ nối tiếp với hình thức đọc đến câu thơ nào đưa hình ảnh phù hợp với câu thơ. - Nhóm còn lại đọc to – đọc nhỏ theo yêu cầu.(cô đưa tay rộng thì trẻ đọc to) - Mời 1 trẻ lên đọc diễn cảm + nền nhạc nhẹ. - Các con vừa đọc diễn cảm bài thơ với nhiều hình thức minh họa khác nhau rồi. -Bài thơ này cũng đã được phổ nhạc, lớp mình cùng thể hiện thật hay bài hát này thật hay nào! + Trò chơi: “Bé thể hiện tình yêu với biển” Cách chơi: Lớp chia thành 2 đội chơi, cô đã chuẩn bị 2 tấm bìa cho 2 đội, nhiệm vụ mỗi đội là vẽ tranh về biển mà các con yêu thích. Luật chơi: Đội nào hoàn thành bức tranh trước sẽ được cô khen. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, theo dõi khuyến khích trẻ tích cực làm việc nhóm và cố gắng hoàn thành sản phẩm. - Trẻ đại diện nói ý tưởng về bức tranh của đội mình. Cô nhận xét, tuyên dương. 3, Kết thúc. -Cô củng cố lại bài học .Cô nhận xét giờ học, khen ngợi trẻ - Cô hi vọng các con hãy cùng nhau thật chăm ngoan để dịp nghỉ hè này, các con sẽ được đi du lịch ở biển như bạn nhỏ trong bài thơ nhé . - Trẻ hát bài “ Bé yêu biển lắm” và kết thúc hoạt động.
|
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chào khách -Trẻ xem video
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ lắng nghe cô đọc thơ - Trẻ trả lời -Trẻ quan sát- lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần -Trẻ đọc thơ theo nội dung tranh
-Nhóm đọc theo hiệu lệnh của cô -Cá nhân trả đọc
-Trẻ hát cùng cô
-Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe.
Trẻ hát cùng cô
|
Tác giả: Vũ Thị Ánh Tuyết