GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
(ỨNG DỤNG STEAM TRONG GIẢNG DẠY)
Đề tài: Trẻ làm quen với chữ cái S,X
Đối tượng: Mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi)
Lớp: 5 tuổi 3
Thời gian: 30 – 35 phút
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
I. Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức:
* Khoa học: Trẻ biết đượccấu tạo của chữ cái S, X.
* Công nghệ: Cách sử dụng các dụng cụ, phương tiện tạo ra chữ S, X như: ống hút, quả bông, băng dính 2 mặt, nửa trái tim....
* Kỹ thuật: Quy trình, các bước tạo ra chữ cái S, X bằng nguyên vật liệu trẻ chọn
* Nghệ Thuật: Sắp xếp, sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo để tạo ra chữ S, X đẹp mắt.
* Toán học: Trẻ học số đếm, dài ngắn
* Trẻ nhớ tên gọi, cấu tạo và phát âm được chữ S, X
- Sử dụng các nguyên liệu tạo hình các nét thành chữ S, X
2. Kỹ năng:
+ Trẻ nhớ tên gọi, cấu tạo và phát âm được chữ S,X
+ Rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ
+ Biết sử dụng các kỹ năng xếp,dán các nguyên vật liệu để tạo ra chữ S, X:
3. Giáo dục
- Trẻ tích cực, vui vẻ tham gia vào hoạt động.
- Lấy cất đồ dùng đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị
1.Đồ dùng của cô
Bài hát “bé học chữ”
-Slide chữ cái S,X.
2.Đồ dùng của trẻ
- Chữ cái S, X in rỗng
- Nét chữ dời
- Ống hút, băng dính 2 mặt, quả bông, gỗ...
III. Cách tiến hành
Hoạt động học: LQCC: S,X
E1. Gắn kết.
Cô cho trẻ xem video chữ cái S, X và vận động theo nhạc.
- Chúng mình vừa xem video gì?
- Video nói về bạn chữ cái gì?
- Con nhìn thấy chữ cái này ở đâu?
- Hai chữ cái này có chung những nét gì?
- Chúng mình đã được học các nét này chưa?
- Chúng mình cùng tìm hiểu và khám phá về chữ cái S, X nhé!
- Chúng mình hãy tạo cho cô làm 3 nhóm.
E2. Khám phá
Các con ơi cô đã tặng chúng mình cái gì đây?
- Chúng mình hãy cùng giới thiệu về rổ đồ dùng của mình xem có những gì?
- Cô gợi ý cho trẻ lấy chữ S, X rỗng sử dụng thị giác để khám phá, dùng tay sờ theo nét chữ
- Lấy các nét chữ rời ghép lại để tạo thành chữ S, X.
- Cô đến từng nhóm và hỏi trẻ:
+ Con đang khám phá chữ cái gì?
+Chữ S, X có mấy nét?
+ Đó là những nét gì?
+ Con phát âm chữ S, X như thế nào?
- Ngoài ra cô còn chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệu vậy chúng mình hãy cùng nhau cùng tạo ra chữ cái này từ các nguyên vật liệu nhé!
E3. Chia sẻ
- Cho 2-3 trẻ chia sẻ những điều trẻ đã khám phá được.
+ Con đã cùng các bạn nhóm mình khám phá chữ gì?
+ Chữ đó phát âm như thế nào?
+ Cho trẻ phát âm chữ cái S, X vừa khám phá ( Tổ, nhóm, cá nhân phát âm. Cô thay đổi hình thức khi cho trẻ phát âm)
- Cô sửa sai những bạn phát âm chưa đúng.
- Cô cho trẻ so sánh chữ cái S, X
Vậy là các con đã tạo được chữ cài S, X bằng nhiều nguyên liệu khác nhau rồi. Để trang trí cho mảnh ghép của mình cô muốn các con hãy dùng những mảnh ghép đơn lẻ này để tạo thành một cặp chữ qua trò chơi;
E4. áp dụng
* Trò chơi: “Tôi là chữ gì”
Các con vừa đi vừa hát. Khi bài hát kết thúc các bạn nam sẽ ngồi xuống và tạo thành chữ “S”. còn các bạn nữ sẽ tạo thành chữ “X”
- Cô cho trẻ chơi 2 lần. Lần 2 cô khuyến khích các nhóm xếp đổi chữ với nhóm bạn
* Trò chơi: Ai thông minh
- Cô cho trẻ chơi cá nhân trên máy tính.Trẻ chọn chữ cái còn thiếu trong từ.
* Trò chơi: Thi ai nhanh
- Cô cho trẻ giơ chữ cái theo hiệu lệnh của cô. Theo tên gọi, theo đặc điểm.
- Cô nêu tên chữ trẻ nêu đặc điểm và ngược lại.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét cách chơi và động viên khen trẻ.
* Trò chơi: “Khéo tay tạo chữ”
Trong trò chơi này cô đã chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu để các con chơi tạo chữ cái S, X theo ý thích và sự sáng tạo của mình. Cô mời các bạn trưởng nhóm lên lấy nguyên liệu ( cô giới thiệu từng nhóm nguyên liệu) bạn nào thích chơi với nguyên liệu gì sẽ về nhóm đó.
Trò chơi sẽ diễn ra trong 1 bản nhạc, nhóm bạn nào tạo được nhiều chữ cái S, X thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét kết quả chơi của trẻ.động viên khen trẻ.
E5. Đánh giá: cô cho trẻ nhắc lại tên chữ cái vừa học.
* Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài cả “ quê hương tươi đẹp”
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa cho tiết học:
Tác giả: Nguyễn Thị Dung