GIÁO ÁN
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề Tài: Nhận biết tập nói xe đạp – xe máy
Đối tượng: 24- 36 tháng
Thời gian: 15-17 phút
Ngày dạy: 20 /03 /2023
Người thực hiện: Bùi Thị Điệp
Trần Thị Mỹ Linh
Một
GIÁO ÁN
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề Tài: Nhận biết tập nói xe đạp – xe máy
Đối tượng: 24- 36 tháng
Thời gian: 15-17 phút
Ngày dạy: 20 /03 /2023
Người thực hiện: Bùi Thị Điệp
Trần Thị Mỹ Linh
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1 .Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên xe đạp- xe máy.
- Trẻ nhận biết một số đặc điểm nổi bật của xe đạp- xe máy: Xe đạp có 2 bánh, có yên xe, tay lái, bàn đạp, dùng sức người để đạp cho xe chạy; Xe máy có 2 bánh, yên xe, tay lái, chạy bằng động cơ
- Trẻ phát âm đúng các từ,không nói ngọng.
- Rèn kỹ năng nhận biết phân biệt xe đạp và xe máy, kỹ năng quan sát, so sánh
- Luyện kỹ năng trả lời trọn câu.
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khi tham gia trò chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô
- Giáo dục trẻ biết về luật an toàn giao thông đường bộ.
II CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô | 2. Đồ dùng của trẻ |
- Giáo án điện tử - Nhạc bài hát ;” Lời chào buổi sáng” Bác đưa thư vui tính” - Hình ảnh về xe đạp, xe máy.
| - Tâm lý thoải mái - Trang phục gọn gang - Lô tô xe đạp, xe máy
|
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Thời gian | Nội dung | Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1- 2 Phút
13- 14 phút
1-2 phút | 1.Ổn định tổ chức
2. Phương pháp hình thức tổ chức
3. Kết thúc | 1. Ổn định tổ chức - Cho trẻ vận động bài hát “Lời chào buổi sang” + Buổi sáng ai đưa con đi học? + Đi bằng xe gì? + Khi ngồi trên xe các con phải ngồi ngoan không được đùa nghịch kẻo ngã nhé 2.Phương pháp hình thức tổ chức 2.1 : HĐ Nhận biết tập nói: Xe đạp, Xe máy * NBTN: Xe đạp - Các con cùng xem cô có hình ảnh xe gì đây? Cho cả lớp nhắc lại, cá nhân trẻ nhắc lại: xe đạp - Cô chỉ vào bánh xe và hỏi + Đây là gì của xe đạp? Cho cả lớp nhắc lại, cá nhân trẻ nhắc lại: Bánh xe -Bánh xe đạp có dạng hình gì? - Cô chỉ vào yên xe và hỏi + Đây là gì của xe đạp? Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm:yên xe - Yên xe dùng để ngồi đấy - Cô chỉ vào tay lái và hỏi: + Đây là gì của xe đạp? Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm:tay lái -Các con có biết xe đạp kêu như thế nào không? * NBTN: Xe máy - Ngoài xe đạp, cô còn có xe gì nữa đây? Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: “xe máy”. - Cô chỉ vào yên xe và hỏi: + Đây là gì của xe máy? Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm:yên xe - Cô chỉ vào tay lái và hỏi: + Đây là gì của xe máy? Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm:tay lái - Bạn nào biết lên chỉ xem bánh xe máy đâu? Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm:bánh xe -Bánh xe máy có dạng hình gì? -Xe máy kêu như thế nào? => các con ạ! Xe đạp và xe máy là phương tiện giao thông đường bộ. dùng để chở hàng chở người…xe đạp thì phải dùng chân đạp còn xe máy thì đổ xăng vào và nổ máy đấy .Khi ngồi trên xe, các con phải ngồi thật ngoan, không được lắc lư. 2.2: Luyện tập, củng cố. * Trò chơi 1.Xe gì biến mất Cách chơi: cô cho từng xe biến mất, trẻ gọi tên xe biến mất và nói tên xe còn lại. - Tổ chức cho trẻ chơi.
* Trò chơi 2. «Về đúng bến» - Cách chơi: cô đã chuẩn bị hai bến xe, một bến xe đạp và một bến xe máy. Nhiệm vụ của các con là chọn cho mình một loại xe đạp hoặc xe máy, vừa đi vừa hát . khi nào cô nói “ Tìm bến” thì bạn nào cầm xe đạp thì về bến xe đạp còn bạn nào cầm xe máy thì về bến xe máy nhé - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần 3. Kết thúc. - Cô nhận xét buổi học . Trẻ vận động bài hát: “Bác đưa thư vui tính” |
- Trẻ vđ cùng cô. - Trẻ trả lời
- Vâng ạ
- “xe đạp” - Trẻ nhắc lại nhiều lần
- Bánh xe - Trẻ nhắc lại - Hình tròn
-yên xe
-Trẻ trả lời: “tay lái” - Trẻ phát âm : tay lái
- “kính cong”
- xe máy - Trẻ phát âm : xe máy
- yên xe - Yên xe
- Tay lái - Trẻ phát âm : tay lái
- Trẻ lên chỉ và nói: bánh xe - Trẻ phát âm: bánh xe
-Hình tròn - píp píp - Trẻ lắng nghe cô.
- Trẻ gọi đúng tên phương tiện biến mất và phương tiện còn lại - Trẻ chơi trò chơi.
-Trẻ vận động bài hát |
* Một số hình ảnh trong hoạt động